Lãnh đạo tỉnh, thành ứng cử đại biểu Quốc hội

Hotline tư vấn::
0907 840 709
Tiếng Việt Tiếng Anh
Lãnh đạo tỉnh, thành ứng cử đại biểu Quốc hội

    Trong số 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 4 thành phố có Bí thư Thành ủy ứng cử Quốc hội gồm ông Đinh Tiến Dũng (Hà Nội), ông Trần Lưu Quang (Hải Phòng) ông Nguyễn Văn Quảng (Đà Nẵng) và ông Lê Quang Mạnh (Cần Thơ).

    Riêng Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên không ứng cử Quốc hội. Tại TP HCM có 50 ứng cử viên để cử tri bầu ra 30 đại biểu Quốc hội khóa XV, trong số ứng viên có bà Nguyễn Thị Lệ, Phó bí thư, Chủ tịch HĐND TP.

    Ngoài Bí thư Thành ủy, Hà Nội và Hải Phòng có thêm Phó bí thư ứng cử Quốc hội. Đó là ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và ông Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hải Phòng.

    Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Hoàng Phong

    Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Hoàng Phong

    Trong 39 Bí thư tỉnh, thành ủy ứng cử đại biểu Quốc hội, có một ủy viên Bộ Chính trị là ông Đinh Tiến Dũng - Bí thư Thành ủy Hà Nội, 37 Ủy viên Ban chấp hành Trung ương. Riêng ông Ngô Thanh Danh, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông không tham gia Trung ương.

    Đa số Bí thư ứng cử tại địa phương công tác, riêng Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang ứng cử tại TP HCM, vì khi hiệp thương lần 3 lập danh sách ứng cử chính thức ông đang giữ chức Phó bí thư thường trực TP HCM. Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường ứng cử khối Quốc hội chuyên trách (dự kiến tham gia Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ tới).

    5 nữ Bí thư Tỉnh ủy tham gia ứng cử gồm bà Đào Hồng Lan (Bắc Ninh), Giàng Páo Mỷ (Lai Châu), Nguyễn Thị Thu Hà (Ninh Bình), Nguyễn Thanh Hải (Thái Nguyên), Hoàng Thị Thúy Lan (Vĩnh Phúc).

    Trong 20 Phó bí thư tỉnh, thành ủy tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, tỉnh Hải Dương có 2 người là các ông Lê Văn Hiệu và Triệu Thế Hùng. Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng, đại biểu Quốc hội khóa XIV, không ứng cử Quốc hội khóa mới.

    15 người giữ chức Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy gồm các ông Đỗ Mạnh Hiển (Hải Phòng), Lê Kim Toàn (Bình Định), Châu Ngọc Tuấn (Gia Lai), Lê Văn Hiệu (Hải Dương), Hoàng Văn Nghiệm (Lạng Sơn), Trần Đình Văn (Lâm Đồng), Nguyễn Thanh Hải (Long An), Lê Quốc Chỉnh (Nam Định), Lê Văn Dũng (Quảng Nam), Đặng Ngọc Huy (Quảng Ngãi), Ngô Hoàng Ngân (Quảng Ninh), Phạm Hùng Thái (Tây Ninh), Lại Thế Nguyên (Thanh Hóa), Bùi Văn Nghiêm (Vĩnh Long) và bà Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa-Vũng Tàu).

    Cả nước có 3 chủ tịch UBND tỉnh tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa mới gồm các ông Lê Quân (Cà Mau), Trương Quốc Huy (Hà Nam) và Trần Quốc Nam (Ninh Thuận).

    5 Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân ứng cử Quốc hội gồm các ông Huỳnh Minh Tuấn (Đồng Tháp), Lại Văn Hoàn (Thái Bình), Nguyễn Trúc Sơn (Bến Tre), Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) và bà Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long).

    Các tỉnh An Giang, Đăk Lăk, Kon Tum hiện không có lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (Bí thư, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh) tham gia ứng cử Quốc hội khóa XV. Trong số các ứng cử viên ở Đăk Lăk có ông Y Vinh Tơr, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Kon Tum cũng có ứng viên là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy U Huấn.

    Ông Lê Quân, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: Hoàng Phong

    Ông Lê Quân, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: Hoàng Phong

    Quá trình vận động bầu cử, lãnh đạo các tỉnh, thành đều cam kết nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống của người đảng viên, người đại biểu nhân dân...

    Với vị trí lãnh đạo địa phương, mỗi vị đưa ra kế hoạch đóng góp riêng cho nơi mình ứng cử. Trong đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết sẽ thực hiện 8 chương trình hành động nếu được tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội khóa XV; bao gồm việc đề xuất với Quốc hội tiếp tục đẩy mạnh xây dựng thể chế, tạo hành lang pháp lý góp phần vào công cuộc phát triển chung của đất nước và Thủ đô.

    Bí thư Hà Nội sẽ chú trọng giải pháp thu hút đầu tư, thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    "Tôi sẽ quyết liệt chỉ đạo triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố, giảm chênh lệch mức sống giữa khu vực đô thị và nông thôn", ông Dũng nói, cho biết các lĩnh vực sẽ tập trung gồm kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường không khí; kiểm soát và xử lý nước thải, rác thải; quy hoạch, xây dựng đô thị theo hướng thông minh, tạo đột phá về cơ sở hạ tầng; cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ xuống cấp, hết niên hạn sử dụng...

    Bí thư tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy. Ảnh: Hoàng Phong

    Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy. Ảnh: Hoàng Phong

    Ông Đỗ Đức Duy, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái, thì nêu rõ, sẽ kịp thời phản ánh đến Quốc hội và các cơ quan chức năng những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong tại địa phương; đề xuất các giải pháp nhằm phát huy cao nhất hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật, đề án phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước và đời sống nhân dân.

    "Tôi sẽ liên hệ chặt chẽ với cử tri và nhân dân với phương châm gần dân, trọng dân, hiểu dân, phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân", ông Duy nói.

    Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Phan Văn Mãi cam kết nghiên cứu đề xuất Quốc hội xây dựng các cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân.

    Ông mong muốn phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông, tăng kết nối giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với TP HCM và các vùng khác; phát triển y tế, giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng...

    "Tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của quê hương và đất nước, nhất là với đời sống của bà con Bến Tre, với những lời hứa của mình với bà con cử tri. Tôi sẽ cố gắng để thực hiện tốt nhất, góp phần vào sự phát triển chung, đáp ứng sự tin tưởng, mong đợi của cử tri", ông Mãi nhấn mạnh.

    Bí thư tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An nói, sẽ tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương để Bình Thuận tháo gỡ những khó khăn, "điểm nghẽn" trong phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, trước hết giao thông, thủy lợi, những nhu cầu bức thiết về giáo dục, y tế...

    Bài viết khác
    Người nghèo, doanh nghiệp bị phá sản sẽ được xóa nợ

    Người nghèo, doanh nghiệp bị phá sản sẽ được xóa nợ

    Hôm qua 19.5, Quyết định 08/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội chính thức có hiệu lực. Từ đây, nhiều người nghèo, mất khả năng lao động vĩnh viễn hay doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản sẽ được xóa nợ.
    Thủ tướng chỉ ra 7 nguyên nhân bùng phát dịch bệnh

    Thủ tướng chỉ ra 7 nguyên nhân bùng phát dịch bệnh

    Một số địa phương chưa từng xảy ra dịch bệnh nên chưa có kinh nghiệm, còn chậm trễ, lúng túng ứng phó khi dịch bùng phát. Đây là một trong 7 nguyên nhân làm bùng phát đợt Covid-19 thứ tư tại Việt Nam, theo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh, ngày 19/5.
    Làm Thế Nào Để Lựa Chọn Công Ty Bảo Vệ Uy Tín Và Chất Lượng

    Làm Thế Nào Để Lựa Chọn Công Ty Bảo Vệ Uy Tín Và Chất Lượng

    Lựa chọn một Công Ty Bảo Vệ uy tín và chất lượng quả là một vấn đề không đơn giản. An ninh là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống. Có thể nói, việc đảm bảo an toàn, hay tố chất nhân viên bảo vệ..... Là một trong những yếu tố để lựa chọn các công ty bảo vệ, an ninh tốt nhất.
    Zalo
    Hotline: 0907 840 709